health-guru bestpharmacyworld seotime.edu.vn http://healthyeatingforums.com/

2017年06月

Trong quá trình làm ăn kiểu nhỏ lẻ của mình, tôi cũng như bao người khởi nghiệp khác, đều phải vật lộn làm thế nào để marketing và bán hàng hiệu quả. Ai cũng biết để doanh nghiệp tồn tại thì phải tìm cách sao cho càng nhiều khách hàng vui vẻ mua sản phẩm, dịch vụ càng tốt. Rồi làm thương hiệu này nọ nữa chứ, đủ thứ phải làm!

Thú thực là tôi cũng đã tìm kiếm, học hỏi, nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng, thử nghiệm đủ các kiểu marketing và bán hàng rồi, vì vậy mà tôi rất ít khi nói về những thứ đó. Sau cùng thì tôi đành ngậm ngùi chọn đi theo con đường của mình, marketing & bán hàng kiểu nông dân.

Tôi thấy các anh chị làm marketing & bán hàng tỏ ra chuyên nghiệp quá, chuyên nghiệp tới mức độ khách hàng sợ luôn. Cái gì cũng lung linh, long lanh, đỉnh cao, bài bản, bày binh bố trận trùng trùng điệp điệp như thể muốn ăn tươi nuốt sống khách hàng! Tôi không phản đối kiểu đó, tôi đã cố đi theo hướng đó và cảm thấy không hạp, nên thôi cứ tầm thường kiểu nông dân vậy.

Marketing & bán hàng kiểu nông dân là gì?

Để trả lời câu hỏi này thì cứ như cách người nông dân mà làm thôi chứ tôi cũng chẳng biết định nghĩa nó thế nào cho đúng nữa!

Ví dụ như tôi có một sản phẩm hay dịch vụ nào đó thì tôi bảo đội marketing và bán hàng cứ thẳng tuồn tuột mà nói, mà thể hiện với khách hàng một cách bình dân nhất về sản phẩm và dịch vụ của mình. Không phải nhức cái đầu tìm những lời hay lẽ đẹp để tô rồng vẽ phượng. Tôi ráng chọn lọc sản phẩm, dịch vụ ngon lành cành đào để khỏi phải dùng lối văn thậm xưng, cường điệu như bọn trẻ làm tập làm văn để nói về cái mình có. Mà nếu bí quá không có sản phẩm ngon lành cành đào thì cũng nói luôn cho khách hàng hiểu đúng về chất lượng sản phẩm đó, để họ không phải lăn tăn bỏ tiền mua tôm lại tưởng mua rồng.

Hồi mới đầu áp dụng cách thức này, cả team sale xém chút nghỉ hết chẳng còn ai. Nhưng tôi ráng dùng cái chất nông dân của mình để cày thử xem có hiệu quả không. Ai ngờ đâu mới áp dụng được mấy bữa đã ra vài cái hợp đồng ngon ăn, sướng hơn nữa là khách hàng thích thú cứ rảnh là rủ cafe cà pháo cứ như bạn bè tâm giao lâu năm rồi vậy. Thế là cả team lao vào chiến, cái gì nó đúng bản chất thì chẳng ai ngượng mồm để nói, nói với sự tự tin ngút trời.

Rồi nội bộ các bạn làm marketing online chẳng hạn, thay vì cắm đầu tập trung vào tool tiếc, kĩ thuật, kĩ xảo, tiểu xảo, đại xảo gì đó thì học theo người nông dân, kiên trì miệt mài rèn luyện những thứ hết sức nền tảng như nghiên cứu sâu về sản phẩm và dịch vụ, tự viết nội dung, dở cũng được nhưng ngày nào cũng viết, viết cho đúng, cho chân thực, rồi học cách xuất bản nội dung theo cách trung thực, chừng mực, nhà lành kiểu nông dân chứ không dội bom kiểu con nhà giàu. Mới đầu các bạn SEO Team phản đối kịch liệt, nhưng tôi cứ kiên quyết bắt làm hơn 1 năm nay. Tới giờ thì các bạn khi quen cách làm mới lại khoái làm kiểu như vậy mới chết chứ! Hóa ra ăn sơn hào hải vị nhiều quá con người khi quay về với cây nhà lá vườn mới thấy giá trị. Bạn nào rành SEO chắc hiểu cách nghĩ của tôi, về hiệu quả thì tôi cũng hơi ngạc nhiên, không ngờ ứng dụng cách gieo trồng nông nghiệp vào online lại lợi hại đến thế.

Rồi người nông dân thì sợ lắm thiên tai thất bát, nên lúc nào cũng có phương án dự phòng. Ví dụ mỗi ngày mục tiêu cần viết 5 nội dung về sản phẩm, dịch vụ thì thôi cố viết luôn 15 cái cho chắc ăn. Cứ tinh thần cần cù của nông dân mà làm, tôi nghĩ cách này phù hợp, đơn giản & hiệu quả cho những ai nhỏ bé như tôi khởi nghiệp.

Tôi sợ tới học mấy lớp học chuyên môn cao vời vợi vô cùng, bởi vì có 100 triệu khởi nghiệp thì lo bảo toàn 100 triệu, lỡ bỏ vài triệu ra đi học mà đầu óc nông dân không tiếp thu nổi thì lại toi mấy triệu, vỡ cả “kế hoạch tài chính khởi nghiệp” với vốn liếng chẳng to tát gì. Vả lại người nông dân vốn chân thật, tới mấy chỗ phồn hoa nghe lời mật ngọt dễ bị ngộp lắm lắm. Nghe nói công nghệ rót mật vào tai ở chốn phồn hoa đã lên tới đỉnh cao, có thể thôi miên cả người thành thị chứ đừng nói chi nông dân, vì vậy tránh càng xa càng tốt. Ở nhà hễ thấy phây bút hiện ra mấy cái mời chào đi học mấy lớp làm giàu, marketing cao cấp gì đó là người nông dân rì pọt với chú Mark bên Mỹ để chú đừng có cho hiện lên nữa!

Các anh chị thấy đó, người nông dân khi khởi nghiệp rất biết thân biết phận, làm khởi nghiệp mơ lớn nhưng làm với cái nho nhỏ, làm với quan điểm kiên trì miệt mài rất rõ, làm với xuất phát từ bên trong chứ không phải làm hời hợt ngoài lớp vỏ, làm đơn giản nên rất sáng tỏ, làm thật tình đến nỗi đối thủ tưởng mình có võ!

Đầu tuần tiếp khách mệt quá mà về tới nhà tự dưng viết một lèo như thế này, chúc các bạn khởi nghiệp mà khách hàng đông tới nỗi mọi điểm bán hàng đều thất thủ!

Link bài viết: 
KHỞI NGHIỆP KIỂU NÔNG DÂN CÓ HIỆU QUẢ NHƯ THẾ NÀO?

Tôi từng đọc 1 bài báo nào nó nói rằng Bồn cầu là phát minh vĩ đại của loài người, nhưng nó lại khiến cả loài người ... wc sai cách. Cái cách mà chúng ta ngồi hoàn toàn phản khoa học, gây ra nhiều chứng bệnh. Cách đúng là giống các cụ ngày xưa, ra ... bờ sông [​IMG]:)) ý là chân cần gập lại, đầu gối đẩy lên cao. Hoặc có 1 cách giải quyết đơn giản là kê thêm cái ghế nhỏ trong wc.

Tôi đọc thấy hay, có vẻ khoa học, nhận thức là mình đang sai. Nhưng ... tôi không có hành động gì tương ứng với thông tin tôi nhận được. Tôi bỏ quên chuyện đó luôn tới ngày hôm qua.

Nói thật là tôi rất nể các bạn SG, chỗ nào có khách hàng, chỗ đó có quảng cáo. Nhất là quảng cáo trong wc. Nào là thuốc giải rượu, nào là ứng dụng dành cho gay, nào là nước rửa bồn cầu. Quảng cáo nào cũng rất hợp hoàn cảnh [​IMG]:))

Ngày hôm qua tôi lại gặp cái quảng cáo như trong ảnh. Nó đập ngay vào mắt khi tôi ... wc (xin lỗi mọi người). Và không chỉ hợp ngữ cảnh, các bạn ấy còn tạo ra ngữ cảnh bằng cách đặt luôn 1 sản phẩm trong wc để khách hàng trải nghiệm, một sự tính toán rất thông minh. Sure, lần này tôi sẽ mua.

Ngữ cảnh là gì? Ngữ cảnh là hoàn cảnh khi hành văn. 1 câu văn trong hoàn cảnh này thì nó có ý nghĩa này, trong hoàn cảnh khác thì có ý nghĩa khác.

Ngữ cảnh trong quảng cáo tương ứng là cùng 1 thông điệp nhưng nếu xuất hiện trong những hoàn cảnh khác nhau sẽ có tác động khác nhau.

Kể tiếp 1 câu chuyện nữa.

Hôm đó lớp AdWords SEONgon nghỉ học vì trời mưa. Tôi không có thói quen về sớm nên ngồi lại công ty đọc mấy thứ Online. Ngồi cỡ 1 tiếng thì cũng thấy chán, kèm tiếng mưa rơi não nề buồn ngủ. Bỗng dưng nhìn thấy Quảng cáo banner về 1 bộ phim mới của CGV mà tôi thích. Tò mò bấm vào thì thấy có suất chiếu 19h - 21h, đúng bằng số giờ rảnh mà tôi có, vậy là mua và đi xem luôn.

Một quảng cáo banner thường khó tạo ra chuyển đổi. Nhưng với 1 ngữ cảnh phức tạp gồm: đối tượng thích phim là tôi, đang rảnh, có khung giờ rảnh bằng khung giờ chiếu phim, đối tượng đang đọc tin tức giải trí đốt thời gian bởi hôm đó vô tình lớp học nghỉ do trời mưa. Nhìn chung để tôi mua 1 vé xem phim thì rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên kết hợp tạo ra 1 ngữ cảnh hoàn hảo (Cũng vì vậy tôi luôn quan niệm quảng cáo DisplayGoogle - nôm na là quảng cáo banner trên báo, khó tạo ra khách hàng mà chỉ nên dùng để tạo ra nhận biết).

Phức tạp hơn ngữ cảnh là Micro-Moment, nếu không nhầm thì do Google khởi sướng (vì tôi thường tiếp cận nguồn tư liệu từ Google trước).

Micro-Moment là Khoảnh khắc mà khách hàng đang có nhu cầu (ngữ cảnh đọc nội dung, thời gian...), tính chất cấp bách (cần lắm rồi) và thường xảy ra trên Mobile.

Ví dụ như 1 đôi nam nữ đi chơi và rút điện thoại ra tìm quán ăn; 1 bà mẹ trẻ chăm con tìm về bỉm siêu thấm khi đang bế đứa trẻ trên tay tè dầm bị thấm. ước; 1 du khách tìm kiếm khách sạn khi vừa xuống sân bay trong 1 chuyến công tác gấp gáp ...

Micro-Moment xảy ra với mọi khách hàng, mọi sản phẩm dịch vụ ... Mỗi khách hàng có hàng chục moment khác nhau trong ngày mà nếu nắm bắt được, chúng ta sẽ đưa được thông điệp hoàn hảo về ngữ cảnh. Tất nhiên, điều đó khá viển vông với đại đa số.

Thông điệp hợp ngữ cảnh vô cùng khó trong thế giới Online với người ngoại đạo. Để setup quảng cáo đúng ngữ cảnh, người thực hiện cẩn am hiểu các công cụ hay cách thức nhắm mục tiêu của công cụ (Quảng cáo tìm kiếm Google, Quảng cáo hiển thị Google, Quảng cáo Video Google, Quảng caod Facebook, Email Marketing...).

Tuy nhiên cứ luyện thật lâu chiêu "Thông điệp theo ngữ cảnh", cảnh giới cao nhất khi luyện chiêu đến thuần thục là phản xạ tự nhiên, luôn phủ định, phản biện với các kế hoạch, phương án hay Quảng cáo. Có thể bạn không trực tiếp làm Quảng cáo, vậy người làm quảng cáo cho bạn sẽ là người giải trình cho bạn Ngữ cảnh mà họ chọn là gì. Đừng dễ dãi với thông điệp mà bạn đã lựa chọn đưa tới khách hàng.

Quảng cáo tới khách hàng cũng như bạn tán 1 cô gái vậy, bạn nghĩ sao nếu 1 thanh niên cứ bám theo và lải nhải những câu vô duyên vào những thời điểm chẳng đâu vào đâu?

Nói "Em đi xem phim với anh chứ" khi cô gái xinh đẹp đang lúi húi với cái xe máy bị hỏng thì ...

- Mai Xuân Đạt SEONgon, Google Premier Partner -

Link bài viết: Không giỏi làm Marketing, Quảng cáo, chỉ cần luyện kỹ 1 chiêu: Thông điệp theo ngữ cảnh

Suy cho cùng giao tiếp là làm thỏa mãn nhu cầu cảm xúc người đối diện thông qua các bước sau:

1. Chân thành và quan tâm. 

Chân thành là vũ khí tối thượng trong giao tiếp, người đối diện có thể cảm nhận sự chân thành ngay lập tức, và sẽ phản tác dụng nếu sự quan tâm của chúng ta thiếu chân thành.

2. Chú ý lắng nghe: 

Chúng ta chỉ có một cái miện và đến 2 cái tai nhưng lại có xu hương thích nói hơn lắng nghe. Nói là bản năng còn lắng nghe là bản lĩnh. chúng ta phải lắng nghe thấu trong tim người đối diện, và nghe một cách tích cực.

3. Luôn luôn khen: 

Con người luôn luôn thích khen và không ai thích chê. Mỗi người sinh ra không ai quá tốt cũng không ai quá tệ, tất cả đều có những điểm mạnh để khen.

Lưu ý là khen phải chân thành nếu không lời khen sẽ phản tác dụng.

4. Luôn hiện diện nụ cười trên môi.

Khoa học chứng minh khi cười hay quan sát người khác cười não bộ sẽ rơi vào trạng thái lý tưởng, có nghĩa là chúng ta sẽ tạm quên đi các suy nghĩ tiêu cực trong não và tiết ra chất tạo hưng phấn cho võ não. Vì vậy chúng ta đừng tiếc một thứ có sẳn vô cùng quý giá này.

5. Giao tiếp bằng mắt: 

Ánh nhìn có sức hút rất mạnh đối với người đối diện, đừng để người đối diện cảm nhận một ánh mắt vô hồn.

6. Gọi tên người đối diện. 

Chúng ta thường có xu hướng thích nghe những gì quen thuộc và phản ứng rất nhạy với tên gọi của mình, vì vậy khi giao tiếp thay vị gọi anh, chị chúng ta gọi tên.
Và cuối cùng chúng ta muốn được cư xử như thế nào thì hãy cư xử với người khác như vậy.

Link bài viết: 6 BƯỚC TẠO THIỆN CẢM TRONG GIAO TIẾP

A.I và Machine Learning là xu hướng nổi bật, trọng tâm của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, được rất nhiều người quan tâm và do đó cũng có rất nhiều người khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Hôm nay, tôi xin giới thiệu A.I và Machine Learning đối với ngành tài chính ngõ hầu giúp anh chị em có thêm thông tin về lĩnh vực đang hot này.
--------------------------------------------
Machine Learning và ngành tài chính

Người ta không bao giờ đùa với tiền và súng. Công nghệ như A.I và Machine Learning (ML) mang lại những hiệu quả đột phá trên tất cả các lĩnh vực. Do đó lĩnh vực quân sự và tài chính có sự quan tâm đặc biệt đến công nghệ tiên tiến này. Tiền thì anh không thiếu, cho nên ngành tài chính luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Ngành tài chính luôn có thứ hạng đầu trong việc ứng dụng CNTT trên thế giới và cả ở Việt Nam. Có nhiều hội thảo, hội nghị chuyên ngành về CNTT cho Finance.

Trở lại lĩnh vực A.I và Machine Learning. Machine Learning là một tập con quan trọng của A.I và xuất sắc trong việc tìm kiếm mẫu và dự đoán (excels at finding patterns and making predictions).

Ngành công nghiệp tài chính đã nhảy vào cuộc đua ứng dụng AI mà nhất là Machine Learning để dành lợi thế cạnh tranh. Có thể đơn cử một vài ví dụ như vị trí tuyển dụng "head of machine learning" có thể tìm thấy tại PwC, một công ty tư vấn và kiểm toán, tại JP Morgan Chase, một ngân hàng lớn, và tại Man GLG, một quỹ đầu tư. Từ năm 2019, bất cứ ai muốn trở thành một "nhà phân tích tài chính được chứng nhận " (chartered financial analyst), một chứng chỉ rất được trọng vọng trong ngành tài chính, sẽ cần chuyên môn về AI hay Machine Learning để vượt qua kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ quan trọng này.

Machine Learning đã được sử dụng nhiều cho các nhiệm vụ như quản lý sự tuân thủ (compliance), quản lý rủi ro và phòng chống gian lận. Intelligent Voice, một công ty của Anh đã bán công cụ chuyển mã giọng nói (speech-transcription) dùng ML của mình cho các ngân hàng lớn để theo dõi điện thoại giao dịch có dấu hiệu sai trái như giao dịch nội gián. Các công ty khác như Xcelerit hay Kinetica, cung cấp cho các ngân hàng và các công ty đầu tư theo dõi sát sự rủi ro theo thời gian thực, cho phép ngân hàng luôn theo dõi các yêu cầu về vốn của họ.

Machine Learning nổi bật trong việc phát hiện ra các mô hình giao dịch bất thường, có thể phát hiện sự gian lận. Các công ty mới thành lập như Feedzai (đối với thanh toán) hoặc Shift Technology (đối với bảo hiểm) tới các hãng công nghệ khổng lồ như IBM đang cung cấp các dịch vụ như vậy. Một số ngân hàng đang phát triển các kỹ năng, công cụ trong nội bộ (in house). Monzo, một ngân hàng khởi nghiệp của Anh, đã xây dựng một mô hình đủ nhanh để ngăn chặn những kẻ lừa đảo giả mạo từ việc hoàn tất giao dịch, đưa tỷ lệ lừa đảo trên thẻ trả trước từ 0,85% vào tháng 6 năm 2016 xuống dưới 0,1% vào tháng 1 năm 2017.

Việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nơi các hệ thống dựa trên AI được sử dụng trên văn bản, bắt đầu có ảnh hưởng lớn đến các bộ phận hành chính nặng nề của tài chính. Vào tháng 6 năm 2016, JPMorgan Chase triển khai phần mềm có thể sàng lọc 12.000 hợp đồng cho vay thương mại trong vài giây so với 360.000 giờ nếu sử dụng luật sư và nhân viên cho vay để xem xét hợp đồng.

Machine Learning cũng giỏi về tự động hóa các quyết định về tài chính, cho dù đó là đánh giá mức độ tin cậy hay đủ điều kiện cho một hợp đồng bảo hiểm. Zest Finance đã có mặt trong lĩnh vực tín dụng tự động kể từ khi thành lập vào năm 2009. Đầu năm nay, công ty này đã triển khai một công cụ bảo lãnh phát hành (underwriting tool) dựa trên ML để giúp các nhà cho vay thực hiện các quyết định tín dụng, ngay cả đối với những người có ít điểm tín dụng (credit-scoring ) thấp hơn đánh giá thông thường. Nó thu thập thông qua một số lượng lớn dữ liệu, chẳng hạn như lịch sử thanh toán của người vay hoặc cách họ tương tác với trang web của người cho vay. Lemonade, một công ty bảo hiểm công nghệ mới khởi nghiệp, đang sử dụng máy học để bán các chính sách bảo hiểm và quản lý các khiếu nại.

Machine Learning là một lợi thế cạnh tranh mà các ngân hàng hay các định chế tài chính đang đầu tư rất lớn. Tất nhiên, các tài năng về lĩnh vực này được săn đón và nhận được thù lao xứng đáng.

Link bài viết: A.I và Machine Learning là xu hướng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Theo nghiên cứu nghiên của Tổ chức và Nghề nghiệp của Anh, giữa gắn kết nhân sự và mức độ hài lòng của khách hàng có mối tương quan rất cao. Mang kết quả trên so với kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Nhà Tâm lý Mỹ về một số vấn đề xã hội có mối tương quan lớn khác, cho ta một cái nhìn khá thú vị (chỉ số R càng lớn, mối tương quan giữa hai vấn đề càng cao):

- Giữa việc hút thuốc lá trong vòng 25 năm với bệnh ung thư phổi: R= 0.08

- Giữa việc uống rượu với sự hung hăng của hành vi con người: R= 0.23

- Giữa việc dùng thuốc Viaga với chức năng tình dục: R= 0.38

- Giữa gắn kết nhân sự với sự hài lòng của khách hàng: R = 0.43

Một nhân viên không yêu công việc của mình, chán ghét công ty thì khó mà mang lại niềm vui cho khách hàng dù họ là người tiếp xúc trực tiếp hay người làm ra sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Chủ Tịch TGDĐ Nguyễn Đức Tài chia sẻ “Người ta chỉ có thể đem thứ mình có để cho người khác, vì vậy thế giới di động phải mang lại niềm vui nhân viên, cho nhân viên cảm thấy công việc thú vị thì họ với chia sẻ được niềm vui và sự thú vị cho người khác được”.

Và chẳng phải nói cho vui, trong hoạt động của mình, TGDĐ đã thể hiện rất rõ các nỗ lực để gắn kết nhân sự:

Thứ nhất, bắt đầu từ khâu tuyển dụng, TGDĐ chọn người có văn hóa phù hợp. Đó là văn hóa hướng đến khách hàng. “Khi phỏng vấn tuyển dụng, TGDĐ hay hỏi những câu thiên la địa võng nhưng thực ra là để xem ứng cử viên đó họ có cái ý thức phục vụ người khác không đã, nếu không phục vụ được người nhà làm sao họ phục vụ được người lạ - khách hàng” – ông Nguyễn Đức Tài nói.

Xin nói thêm về vấn đề văn hóa, kỹ năng và trình độ sẽ không có ý nghĩa gì nhiều nếu vênh nhau về văn hóa. Văn hóa là thứ dìu dắt, nâng đỡ và là nguồn cảm hứng lớn để người lao động có thể “bước” lên những đỉnh cao hơn bản thân khi nó phù hợp và hòa quyện với niềm cảm hứng của người lao động. Nhưng cũng là thứ nhấn chìm nhiệt huyết và lấy đi năng lượng của bạn nhanh hơn bất cứ cái gì nếu nó hoàn toàn ngược với con người bạn. “cách tốt nhất để làm nản chí, cụt hứng những người làm việc tốt nhất là ban thưởng cho những người tầm thường trong một nỗ lực duy trì lề lối cũ”, câu nói này của ai đó chính là một ví dụ nhỏ về tác động của văn hóa doanh nghiệp.

Thứ hai, là chế độ lương thưởng của TGDĐ cũng là một chủ đề ấn được đã được nhiều người ca ngợi, thuộc một trong những công ty có chế độ đãi ngộ tốt nhất nước. Tiêu chí bằng cấp nhân viên, tốt nghiệp cấp ba là đủ. Trong khi đó, lương trung bình cách đây gần một năm của TGDĐ đã đạt gần 12 triệu/tháng, cao hơn nhiều các doanh nghiệp cùng ngành.

Nhân viên được đặt vị trí thứ hai hơn cả cổ đông, chỉ sau khách hàng. Khi có mâu thuẫn lợi ích giữa nhân viên và cổ đông hay nhà cung cấp, nhân viên sẽ được ưu tiên bảo vệ trước như cách họ giữ chính sách ESOP cao (kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho người lao động) dù gây tranh cãi với cổ đông. Đây là cách cho nhân viên làm chủ công ty để tạo nên việc gắn kết về nhân sự trong TGDĐ. Bên cạnh đó, sự bảo vệ và đấu tranh cho người lao động khi có xung đột thể hiện tính ưu tiên, đã gia tăng nhiệt huyết và niềm tin của người lao động với tổ chức của họ.

Thứ ba, quan trọng hơn, TGDĐ luôn cố gắng tạo ra một môi trường làm việc thú vị, gắn bó, cho nhân viên cảm thấy mình được đóng góp, tôn trọng. “Ở thế giới di động người ra quyết định là người hiểu việc nhất không phải người đứng đầu, và họ được tin tưởng trao cho việc ra các quyết định đó” – Ông Nguyễn Đức Tài. Mô hình kim tự tháp ngược của TGDĐ cũng là mô hình hỗ trợ tốt nhất của cho nhân viên kỹ năng, óc phân tích để phản ứng và ra quyết định.

Mô hình ngược lại sẽ thiên về tính tuân thủ hay “cầm tay chỉ việc”, sẽ không cảm nhận được sự tham gia hay đóng góp vào tổ chức, đồng thời lấy đi sự thú vị cũng như của một người làm nghề.

Vừa được làm việc hợp với mình, vừa được đãi ngộ cao và được tôn trọng. Có lẽ vì thế mà ông Nguyễn Đức Tài đã tự tin tuyên bố “người ta có thể lấy đi phó Tổng Giám Đốc của FPT nhưng sales manager của tôi thì không”.

TGDĐ thông suốt và áp dụng tốt các nguyên lý quan trọng nhất của quản lý trải nghiệm khách hàng, trong đó gắn kết nhân sự chỉ là một. Nhưng quan trọng hơn, họ đã đặt con người (khách hàng và người lao động) vào trung tâm với mỗi việc mình làm và ưu tiên lợi ích của họ trong nỗ lực cao nhất có thể của mình. Đó mới là điều chủ chốt tạo dựng nên một TGDĐ thành công. Còn các nguyên lý quản trị trải nghiệm khách hàng như gắn kết nhân sự, lãnh đạo có mục đích, lời hứa thương hiệu… chỉ là kết quả của tinh thần đó.

Nếu bạn là khách hàng của TGDĐ bạn có thấy hài lòng hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác? Sự hài lòng của bạn với tư cách là một khách hàng chắc chắn có sự đóng góp của một chính sách nhân sự.

(đây là phần “gắn kết nhân sự” thuộc bài “giải mã thành công của Thế giới Di động” tôi đã viết khi chưa tham gia vào Group QTvKN, tôi xin trích phần này để các CEO tương lai của QTvKN tham khảo)

Link bài viết: 
Những nhân viên không gắn kết với công ty hầu như không thể mang lại sự hài lòng cho khách hàng

↑このページのトップヘ